Hướng dẫn cách trồng cây dâu tằm và chăm sóc hiệu quả

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu cách trồng cây dâu tằm để lấy quả hoặc dùng lá thì hãy cùng Lamifarm tham khảo ngay nội dung hướng dẫn cách trồng cây dâu tằm và chăm sóc hiệu quả sau đây!

Hướng dẫn cách trồng cây dâu tằm và chăm sóc hiệu quả

Hướng dẫn cách trồng cây dâu tằm và chăm sóc hiệu quả
Hướng dẫn cách trồng cây dâu tằm và chăm sóc hiệu quả

Quả dâu tằm có tác dụng giải khát, chống lão hóa, hỗ trợ trong điều trị bệnh Alzheimer (bệnh mất trí nhớ)…cũng như lá dâu tằm dùng để làm đẹp da. Để có thể trồng cây dâu tằm tốt và khỏe mạnh, say trái bạn làm theo các hướng dẫn sau:

Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống cây dâu tằm

Giống cây trồng là yếu tố quan trọng để có thể đạt kết quả như mong muốn, bên cạnh đó, cách trồng và đất, nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây cũng quan trọng không kém. Hãy cùng làm theo hướng dẫn sau:

Dụng cụ trồng dâu tằm 

Tiết kiệm tối đa, bạn có thể sử dụng lại những bao xi măng, chậu, khay cũ hoặc là các thùng xốp có sẵn trong nhà và mảnh đất trống trong vườn để trồng dâu tằm. Lưu ý: Dưới đáy khay, chậu,…cần đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng

Cây dâu tằm ưa ánh sáng, chúng có khả năng thích ứng tốt với nhiều loại đất khác nhau. Để có năng suất tối ưu và quả đạt chất lượng tốt nhất bạn cần chọn loại đất có bề dày tầng canh tác >1m, độ pH từ 6,5 – 7.

Nếu không có kinh nghiệm trồng trọt bạn có thể chọn mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất cùng với phân bò hoai mục, phân gà và các loại phân trùn quế, vỏ, xơ dừa, trấu, than bùn, mùn hữu cơ… Trước khi trồng cây xuống hoặc gieo hạt bạn nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng nhằm có thể xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Giống cây dâu tằm

Trồng cây dâu tằm không chỉ bằng cách dùng hạt giống mà còn có thể trồng bằng cách giâm hom (gọi là nhân giống vô tính). Hiện nay, để dễ trồng, người ta thường chọn phương pháp nhân giống bằng giâm hom, vì như thế cây nhanh cho trái và tuổi thọ bền hơn.

Cách trồng dâu tằm đơn giản

Hom trồng cây như thế nào là đạt? Bạn theo các tiêu chuẩn hom như sau là được:

  • Hom dâu tằm đạt chuẩn phải có 2 mắt trên hom;
  • Đường kính ≥ 0,5cm
  • Tuổi Hom ≥ 8 tháng.
  • Chặt hom dâu thành từng đoạn có kích cỡ dài 18 – 20cm; Vết chặt cách mắt từ 0,5 – 1cm.
  • Đào hố theo kích thước 40cm x 40cm x 40 cm. Đáy hố bón lót bằng phân hữu cơ và lấp đất đầy miệng hố, sau đó cắm hom.
  • Sau khi trồng thì tưới nước bằng vòi phun nhẹ cho cây dâu. Để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn đừng gieo hạt mà hãy mua cây giống dâu bán sẵn ở các cửa hàng bán cây giống.

Chăm sóc cây dâu tằm

Chăm sóc cây dâu tằm
Chăm sóc cây dâu tằm
  • Nếu trồng để thu trái, bạn nên chú ý cắt tỉa bỏ đi những lá héo, già đi để lá non có thể mọc ra lại.
  • Thường xuyên chăm tưới nước cho cây, đặc biệt là vào mùa khô.
  • Khoảng 15 – 20 ngày sau khi trồng thì bón thúc cho cây bằng phân hữu cơ, phân bò, hoặc là phân dê, phân bò, phân trùn quế… Theo đó, cách 1 – 2 tháng tiến hành bón thêm 1 đợt. Mỗi đợt bón phân bạn nên  làm cỏ và vun xới cho gốc dâu.
  • Nếu không muốn cây cao thì dùng dao dứt ngang một vài chỗ không cần thiết.

Thu hoạch dâu tằm

Khi thấy trái dâu chuyển từ màu xanh sang vàng, đỏ là quả chín. Bạn nên thu hoạch để sử dụng khi trái dâu dần chuyển sang màu đỏ hoặc tím sẽ là lúc quả dâu ngon nhất.

Học ngay 2 món ngon từ dâu tằm mới thu hoạch  

Mùa dâu tằm với những quả chín và thơm ngon hết độ, bạn hãy hái và rửa sạch để dùng làm món tráng miệng thật thơm ngon. Nếu quá nhiều và bạn muốn bảo quản để sử dụng lâu hơn, chế biến được nhiều món ngon hơn thì học ngay 2 món ngon từ dâu tằm vườn nhà như sau:

Dâu tằm ngâm làm siro

 

Dâu tằm ngâm làm siro
Dâu tằm ngâm làm siro

Để làm dâu tằm ngâm siro ngon và bảo quản lâu bạn cần chuẩn bị  như sau:

Nguyên liệu

  • Dâu tằm chín: 1kg (chọn quả chín đều, không trầy xước và có màu tím thẫm).
  • Đường phèn: 100g
  • Bình thủy tinh có nắp: 1 cái
  • Vài tấm vải gạc tiệt trùng hoặc ray.

Sơ chế và làm siro dâu

  • Dâu tằm cần nhặt lại và bỏ những quả bị dập, úng, bị sâu ăn.
  • Cho dâu tằm vào rổ và rửa nhẹ nhàng dưới vòi nước sao cho sạch bụi bẩn, đừng để dâu bị dập, sau đó rải đều ra khay cho dâu nhanh khô.
  • Hũ thủy tinh rửa sạch, trụng nước sôi qua rồi dùng khăn sạch để lau cho thật khô.
  • Khi dâu đã ráo nước và khô thì xếp dâu vào hũ thủy tinh. Lần lượt xếp theo một lớp dâu, một lớp đường. Bạn căn chỉnh lượng đường sao cho lớp đường là trên cùng để có thể che quả dâu, không để dâu bị mốc.
  • Đậy chặt nắp lại, vỗ nhẹ lên hũ cho đường trộn đều và lẫn vào những quả dâu.Để hũ dâu ngâm này ở một nơi thoáng mát, sạch sẽ.
  • Ngâm như vậy tầm 1 – 2 ngày, khi bạn thấy đường tan hết thì lấy vá dằm nhẹ cho quả tiết mật dâu ra hết, sau đó trút hũ hỗn hợp dâu và nước đường trong một cái nồi lớn mang đun lửa vừa cho dâu sôi đều. Sau khi sôi, điều chỉnh lửa nhỏ lại và nấu nhừ thêm khoảng 15 – 20 phút, tắt bếp, để nguội.
  • Lưu ý: trong khi nấu bạn nên dùng vá đảo nhẹ để dâu không chìm xuống đáy nồi sẽ bị cháy.
  • Trong khi chờ nồi nước siro dâu nguội, bạn nên trụng ray qua nước sôi hoặc khăn vải mềm để khi siro dâu đã nguội sẽ lọc để lấy phần siro dâu. Rót siro vào chai để bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.

Cách làm mứt dâu tằm

Cách làm mứt dâu tằm
Cách làm mứt dâu tằm

Để làm mứt từ trái dâu tằm thơm ngon và dùng được lâu bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Dâu tằm chín: 800g (chọn dâu chín đều và tím thẫm nhưng không dập nát)
  •  Đường cát:  250g
  • Mạch nha: 250g (có thể dùng đường đun sánh lên như mạch nha)
  •  Chanh: Nửa quả vắt lấy nước cốt
  •  Nước lọc: 100ml
  •  Bình thủy tinh có nắp kín: 1 cái.

Cách làm

  • Ngâm trái quả dâu trong nước chừng nửa tiếng, cắt bỏ cuống và loại bỏ quả hỏng hoặc chưa chín. Rửa sạch dâu, để ráo.
  • Trộn đều dâu với đường trong thao, tô, âu lớn và để 1 tiếng cho ngấm. Nên dùng loại nồi, âu chứa dâu có tráng men để tránh oxi hóa kim loại.
  • Đổ nước cốt chanh cùng với 100ml nước lọc và toàn bộ mạch nha vào trong nồi chứa quả dâu rồi đun lửa nhỏ. Đảo đều tay thường xuyên để không khét và có hỗn hợp dâu keo và sánh.
  • Trong khi đun thì có thể mất tới 40 phút, càng chậm càng tốt. Cũng tùy theo mức độ mỗi người mà bạn muốn mứt dâu dẻo hay còn chút quả nguyên sẽ đun kĩ hay không.
  • Đợi mứt dâu nguội và múc vào lọ kín. Mứt có thể để được 1 tháng theo nhiệt độ phòng. Nếu bảo quản ngăn mát tủ lạnh sẽ để được rất lâu.

Trên đây là hướng dẫn cách trồng cây dâu tằm và chăm sóc hiệu quả. Hy vọng bạn sẽ trồng được và thu hoạch nhiều quả chín mọng, thơm ngon. Đừng quên chế biến các chế phẩm từ dâu thật ngon nhé!

Xem ngay: Cách làm sinh tố dâu tằm thơm ngon tại nhà

5/5 - (10 bình chọn)
Gọi điện thoại
HOTLINE 0784.499.343