Là dân sông nước miền Tây chắc hẳn bạn phải biết đến trái cà na. Khi ăn có vị chua ngọt, chan chát của trái cà na đã tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn. Món ăn vặt mà mọi người không thể bỏ qua, vừa bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe đó là cà na chín vị không cay. Hãy cùng Lami Farm tìm hiểu thêm về sản phẩm này nhé!
Thành phần của cà na chín vị không cay
Cà na có tên gọi khác: côm háo ẩm, cảm lãnh, bạch lãm, trám trắng. Tên khoa học là Elaeocarpus hygrophilus Kurz (E. madopetalus Pierre). Theo y học cổ truyền cà na là một vị thuốc bổ. Vì trong cà na có chứa nhiều Canxi, Sắt, Photpho, P-Cymere, Geraniol, Elemol, Nerol, Thymol và các vitamin A, B,..

Cà na chín vị không cay là thành phẩm sau khi được chế biến từ trái cà na tươi. Được chọn lựa theo tiêu chuẩn Global Gap đảm bảo đầy đủ các tiêu chí an toàn cho sức khỏe, không chứa chất bảo quản gây hại cho người sử dụng.
Công dụng
- Dùng để chữa yết hầu sưng đau, sưng amidan, ho nhiều, ho nhiều đờm
- Cà na có thể dùng để giải độc rượu, chữa ngộ độc do cá độc, con dải.
- Trái chín có tác dụng an thần, chữa động kinh.
- Tăng cường hệ thống hóa và khả năng hấp thụ thức ăn.
- Giúp an thần, chữa động kinh.
- Chữa một số bệnh về viêm ruột, kiết lỵ, tiêu chảy.

Bởi những công dụng trên nên cà na rất thích hợp cho trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai và những người trung niên có cơ thể bị suy nhược dùng.
Hướng dẫn sử dụng – bảo quản cà na chín vị không cay
Liều lượng khuyến cáo mỗi ngày dùng 3-10g
Sản phẩm ăn liền và có thể kết hợp với các vị thuốc khác, thường dùng dưới dạng thuốc sắc.
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Hạn sử dụng: 6 tháng
Bài thuốc sử dụng cà na
- Ngộ độc cá nóc: dùng trái cà na 30g sắc nước uống. Cách này cũng dùng cho trẻ em lên sởi và chữa bệnh hoại huyết.
- Viêm tắc mạch máu: dùng một vài trái cà na luộc ăn cái, uống nước hàng ngày, mỗi ngày 200g. Liệu trình 1 – 2 tháng.
- Chữa phụ nữ nôn mửa khó chịu khi có thai :sử dụng Cà na 9 quả, giã dập, sắc lấy nước dùng uống trong ngày.
- Nước thanh nhiệt: cà na tươi 20g bỏ hạt, rễ lau tươi 4 chùm thái nhỏ. Nấu với 0.5 lít nước trong 30 phút, lọc nước uống. Cà na tươi có tác dụng thanh phế, lợi hầu, khử hỏa, hóa đàm. Rễ lau thanh can nhiệt, vị nhiệt, sinh tân dịch, khỏi ho. Để phát huy tác dụng bạn nên dùng khi còn nóng.
- Chữa họng đau, sưng Amidan, mất tiếng, khô cổ: Sử dụng quả Cà na 6 – 12 g, bỏ hạt và chiết dịch. Dùng dịch này ngậm thường xuyên.
- Chữa hóc xương cá: mỗi ngày uống 4-6g hạt cà na đốt tồn tính, tán thành bột mịn phối hợp với rễ đậu ván. Hoặc lấy thịt quả, giã dập, ép lấy nước uống. Ngoài ra, có thể dùng 5 quả cà na sắc lấy nước đặc, dùng ngậm và nuốt dần. Phối hợp thêm rau hẹ giã nát, trộn với lòng trắng trứng, dùng đắp bên ngoài vị trí hóc xương.
Lưu ý: Để sử dụng cà na phát huy tác dụng tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các bài thuốc cà na.